Bộ phần truyền độc Nọc_rắn

Rắn hổ, rắn lục và các loài họ hàng gần của chúng sử dụng nọc để làm tê liệt hay giết chết con mồi. Nọc của chúng thực tế là nước bọt đã biến đổi, được tiết ra theo các răng nọc. Các răng nọc của các loài rắn có nọc độc 'bậc cao' như rắn lục hay rắn hổ là các răng rỗng để tiêm nọc hiệu quả hơn, trong khi răng nọc của các loài rắn với răng nọc ở phía sau như rắn cây châu Phi (Dispholidus typus) đơn giản chỉ là một khía rãnh trên rìa sau để nọc chảy vào vết thương. Nọc rắn là đặc trưng chủ yếu dành cho săn mồi—vai trò của nó trong phòng vệ chỉ là thứ cấp

Thiết kế răng nanh chỉ là một trong nhiều yếu tố quyết định sự nguy hiểm của rắn đối với con người. Thậm chí các hợp chất và độ độc của nọc không phải lúc nào cũng là yếu tố quyết định đây là nguyên nhân vì sao danh sách những loài rắn độc nhất trên thế giới không phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực tế. Đời sống của rắn và tính khí của chúng cũng quan trọng không kém.

Loài rắn biển được cho rằng có loại nọc độc độc nhất trong các loài rắn nhưng chúng chỉ sản xuất ra số lượng nhỏ. Mặc dù nhiều người bị chúng cắn, chỉ một vài người mất mạng. Chúng không hung hăng trừ khi bị đe dọa, Vì vậy chúng không đặc biệt nguy hiểm. Tuy nhiên, loài rắn phì châu Phi có độ độc vào loại trung bình nhưng chúng sản sinh lượng lớn và có răng nanh đặc biệt lớn và dài. Nếu xét tất cả các yếu tố, chúng còn nguy hiểm hơn rắn biển rất nhiều.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nọc_rắn http://www.biomedcentral.com/1472-6882/1/10 http://snakesarelong.blogspot.com/2013/09/basics-o... http://www.toxinology.com/fusebox.cfm?staticaction... http://www.venomdoc.com/LD50/LD50men.html http://opm.phar.umich.edu/families.php?superfamily... http://opm.phar.umich.edu/families.php?superfamily... http://opm.phar.umich.edu/protein.php?search=1txa //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2143188 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8520485 http://reptilis.net/serpentes/venom.html